* Bạn bị xúc phạm trên các trang mạng nhưng cảm thấy bất lực vì không biết phải làm gì và bắt đầu từ đâu. Với tư cách là một tổ chức có thẩm quyền ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, chúng tôi khuyên bạn nên yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng để tạo lập chứng cứ bảo vệ mình trước tình huống bị xâm phạm quyền lợi.
Cụ thể dưới đây là một số tình huống nên lập vi bằng khi bị xúc phạm trên không gian mạng – Internet:
– Hành vi nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cá nhân, tổ chức trên báo mạng, các mạng xã hội như: Zalo, Facebook,…
– Hành vi đe dọa cá nhân trên Internet, tin nhắn trên điện thoại di động…
– Hành vi vi phạm bản quyền tác giả, tác phẩm trên Youtube, Zingmp3, Spotify, Facebook,…Ví dụ: sử dụng bài hát, hình ảnh,… nhưng không xin phép tác giả, người có quyền tác giả;
– Hành vi giả mạo trang web uy tín khác, tạo trang web gây nhầm lẫn dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh;
– Hành vi vi phạm bản quyền báo chí;
– Việc báo chí, internet, các phương tiện thông tin đưa tin sai sự thật, đưa tin khi chưa được phép hoặc vu khống các cá nhân, tổ chức;
– Các hành vi khác có dấu hiệu vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
* Ngoài ra, vi bằng còn là nguồn chứng cứ giúp bạn đề phòng những rủi ro trong tương lai hoặc phục vụ trong quan hệ với bên thứ 3 trong một số tình huống như:
– Ghi nhận thông tin trao đổi giao dịch qua các phương tiện như: Gmail, Zalo, Facebook, Viber, Skype, Telegram,…
– Ghi nhận nội dung được công bố trên các trang web chính thức của các tổ chức, doanh nghiệp như: việc niêm yết giá, thông báo bán sản phẩm, thông báo đấu giá,…
– Ghi nhận cuộc họp online,…
– Một số tình huống khác diễn ra trên mạng Internet mà bạn có nhu cầu ghi nhận làm chứng cứ.
* Bạn có thể sử dụng vi bằng như là một nguồn chứng cứ để khởi kiện yêu cầu bên vi phạm xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.